Cách Thức Hiệu Quả Để Phát Triển Kỹ Năng Thương Lượng Trong Công Việc Tại Nam Định

CĐàm phán là một kỹ năng cần thiết trong công việc, từ việc thảo luận các vấn đề chung tại nơi làm việc đến việc thương lượng với đối tác để mang lại lợi ích cho công ty. Dù bạn là người tìm việc làm hay đã có công việc nhưng cảm thấy mình vẫn bị lúng túng và muốn nâng cao kỹ năng đàm phán, dưới đây là một vài cách đơn giản có thể giúp bạn cải thiện để thành công hơn trên thị trường việc làm Nam Định.

1. Học cách nói lời từ chối

Từ khi còn nhỏ, bạn thường được dạy phải vâng lời người lớn và thầy cô nếu không sẽ bị phạt và bị hạn chế về suy nghĩ, chính kiến của riêng mình, điều đó ảnh hưởng đến cả quá trình trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, bạn nghĩ mình chỉ có thể nói lời đồng ý và chấp nhận những gì khách hàng hay sếp của bạn đề xuất dù đúng hay sai, chúng làm suy giảm kỹ năng đàm phán, tranh luận của bạn. Điều này có thể khắc phục qua việc học cách nói lời từ chối.

Bạn có thể bắt đầu với một điều gì đó nhỏ như về nhà đúng giờ hoặc từ chối làm thêm giờ nếu bạn đã làm quá nhiều thời gian. Bạn có thể từ chối những lời mời vô bổ từ một người đồng nghiệp phiền phức hay những người có xu hướng lôi kéo bạn vào những điều không tốt. Đây có thể là những bước nhỏ để thực hành nhưng có thể dần luyện cho bạn sự mạnh dạn để trình bày quan điểm của mình khi có bất đồng với sếp trong vấn đề đánh giá hiệu suất làm việc của bạn hay đưa ra lời từ chối thích đáng với khách hàng.

2. Hiểu rõ giá trị của bạn

Một phần lý do tại sao hầu hết mọi người gặp khó khăn khi không dám nêu ý kiến là vì họ không nhận thức được giá trị thực sự của mình đối với công ty. Nếu bạn không đồng tình và muốn phản bác lại một quan điểm trong một cuộc thảo luận hoặc không  đồng ý với phương án của đồng nghiệp nhưng lại nghĩ mình không có tư cách nói ra điều đó thì bạn có thể đang không tin vào giá trị của chính mình. Một trong những yếu tố quan trọng dù bạn làm bất cứ ngành nghề gì trên thị trường việc làm Nam Định là hiểu những gì bạn phải nói. Người tìm việc làm càng tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm của mình, họ càng có thể nâng cao giá trị chính mình.Ví dụ: nếu bạn thương lượng để có mức lương cao hơn, hãy cho thấy bạn có thể giúp công ty tăng trưởng doanh số bằng cách liệt kê các dự án bạn đã làm và thành quả đạt được. 

3. Luyện tập ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là rất quan trọng, nó làm cho bài trình bày của bạn trở nên đáng nhớ hơn, giúp người tìm việc làm nổi bật trong các cuộc phỏng vấn các ngành nghề việc làm Nam Định và nó cũng mang lại cho bạn lợi thế chiến thắng trong các cuộc đàm phán.

Trên thực tế, đôi khi cách bạn hành động có tác động nhiều hơn những gì bạn nói, 55% hiệu quả giao tiếp chủ yếu đến từ ngôn ngữ cơ thể và hầu hết mọi người lưu giữ thông tin thông qua hình ảnh thay vì lời nói. Khi nói đến đàm phán, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp không chỉ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn mà còn giúp bạn tạo sự thu hút và bài diễn thuyết sẽ đáng nhớ hơn. Tương tự như vậy, học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của người khác bạn sẽ chỉ dẫn cho bạn về việc bạn có nên tiếp tục thúc đẩy cuộc đàm phán hay đợi một thời điểm khác. Chẳng hạn, nếu đối tác chau mày và họ khoanh tay lại, thì có lẽ đó không phải là thời điểm tốt nhất để đề xuất tăng ngân sách.

4. Luôn luôn chuẩn bị

Sự chuẩn bị cũng không kém phần quan trọng trong thế giới kinh doanh, đặc biệt là phải làm chủ nghệ thuật chốt giao dịch. Sự chuẩn bị bắt đầu bằng cách xác định mục tiêu bạn muốn nhận được khi kết thúc cuộc thảo luận và dự đoán bên kia sẽ phản ứng với đề xuất của bạn ra sao. Ví dụ: nếu bạn hy vọng tăng ngân sách tiếp thị khách hàng của mình thì bạn nên sẵn sàng để trình bày một kế hoạch chi tiết về cách bạn có thể đảm bảo lợi tức đầu tư.

Chuẩn bị sẵn sàng cũng có nghĩa là sắp xếp các ưu tiên của bạn để biết mục tiêu nào bạn nên đầu tư nhiều nhất. Khi tham gia đàm phán, có một mục tiêu rõ ràng và sẵn sàng cho mọi trường hợp có thể xảy ra sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất có thể.

5. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Giống như việc phát triển bất kỳ kỹ năng nghề nghiệp nào, cách duy nhất để giỏi đàm phán là phải luyện tập. Hãy nhờ một người bạn hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy đóng vai ông chủ hoặc khách hàng của bạn. Họ sẽ là người lắng nghe và giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và bổ sung các lập luận khác mà bạn có thể đã bỏ qua.

Khi bạn liệt kê tất cả các quan điểm của mình, hãy thực hành nói to, khi muốn truyền đạt một điều gì đó quan trọng hãy nói chậm lại. Luyện tập trước gương biết được bạn trông như thế nào và sẽ có ý thức hơn về cử chỉ tay của bạn. Càng thoải mái với những gì bạn nói, bạn sẽ càng dễ dàng truyền tải được thông điệp tới người nghe.

6. Lắng nghe trước, phản ứng sau

Một kỹ thuật đàm phán tuyệt vời khác mà hầu hết mọi người bỏ quên là lắng nghe trước và phản ứng sau. Chúng ta thường có xu hướng nói về chuyện của mình mà không chú trọng việc lắng nghe người phía bên kia nói. Ngay cả khi bạn tin tưởng chắc chắn rằng bạn xứng đáng được tăng lương hoặc ý tưởng của bạn tốt hơn khách hàng, thì vẫn luôn có điều gì đó đáng học hỏi tiếp thu từ việc kiên nhẫn và xem xét những gì người bên kia nói.

Cho mọi người cơ hội để nói chuyện không chỉ làm cho các cuộc đàm phán bớt căng thẳng mà còn giúp bạn quyết định nên đi theo con đường thích hợp nào. Ví dụ: nếu bạn dự định yêu cầu tăng lương nhưng sếp của bạn bắt đầu nói về việc thu hẹp công ty thì có lẽ bạn có thể thương lượng các lựa chọn thay thế khác như nghỉ phép dài hơn hoặc cắt giảm thời gian làm việc của bạn xuống. Hãy nhớ rằng thước đo của một cuộc đàm phán thành công là khi không chỉ một mà cả hai bên đều có lợi.

Đàm phán nghe có vẻ mệt mỏi và đáng sợ, nhưng bằng cách tham khảo các lời khuyên trên và kết hợp thực hành, bạn chắc chắn sẽ làm chủ nghệ thuật chốt giao dịch nhanh hơn.